Trung tâm tài chính – Lực đẩy giúp bất động sản Đà Nẵng bứt phá
Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính của khu vực đang tạo sức hút lớn, góp phần tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản phát triển.
Sức hút từ mô hình trung tâm tài chính
Tại các quốc gia trên thế giới, trung tâm tài chính (Financial hub) là một thành phố hoặc khu vực tập trung nhiều tổ chức tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và có một lượng lớn giao dịch thương mại được thực hiện. Những mô hình trung tâm tài chính quốc tế (International Financial Center) có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế khu vực với cơ chế ưu đãi hấp dẫn để phát triển các hoạt động tài chính, thu hút nguồn ngoại hối, dòng tiền đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Việc xây dựng mô hình trung tâm tài chính hiệu quả đã làm gia tăng tiềm lực, thay đổi diện mạo của thành phố và cả quốc gia. Có thể kể đến Singapore, nơi quản lý tài sản trị giá lên đến 3,5 nghìn tỷ USD với mức GDP 340 tỷ USD tính đến năm 2020. Hay như Hồng Kông với GDP đạt 347 tỷ USD, hiện thu hút 160 ngân hàng và công ty bảo hiểm trên toàn thế giới, chỉ sau thị trường New York và London.
Tại Việt Nam, đề án xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính khu vực đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt vào tháng 3/2021 khi địa phương này sở hữu lợi thế lớn về vị trí, cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế phát triển. Theo các chuyên gia, việc thành lập một trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp thúc đẩy lòng tin, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Vừa qua, công ty Liên Thái Bình Dương (IPPG) cùng tổ hợp liên danh 3 tập đoàn lớn của Mỹ (Cantor Fitzgerald, Weidner Resorts/GAM, Steelman Partners) đã được Đà Nẵng lựa chọn để tài trợ nghiên cứu, triển khai đề án. Các tập đoàn cũng đề xuất đầu tư nhiều dự án mang tính liên hoàn tại Đà Nẵng có tổng giá trị hơn 8 tỉ USD. Với những tên tuổi kỳ cựu trên thị trường đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, casino…, hiện quản lý lượng tài sản khổng lồ ở khắp nơi trên thế giới, liên danh này cam kết sẽ rót hàng tỷ USD vào Đà Nẵng trong thời gian tới.
Kỳ vọng vào tiềm năng thu hút dòng vốn “khủng” cùng sự tham gia của các tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu, Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội vươn tầm quốc tế, sánh ngang Singapore và Hong Kong. Đây cũng đồng thời là bệ phóng cho lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là thế mạnh bất động sản nghỉ dưỡng tại đây có nhiều cơ hội phát triển ấn tượng trong thời gian tới.
Bất động sản theo mô hình nghỉ dưỡng tích hợp đón đầu tiềm năng
Theo các chuyên gia, Đà Nẵng không những là thiên đường du lịch mà còn có tầm nhìn rộng mở như việc định hướng xây dựng trung tâm tài chính, thành phố sân bay, khu phi thuế quan… Tất cả mang đến sự hấp dẫn với nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thành phố đáng sống này cất cánh, trở thành trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Thông tin quy hoạch trở thành bệ phóng cho các dự án bất động sản như Aria Da Nang, BW Signature Collection By Best Western
Với việc hưởng lợi từ định hướng phát triển theo mô hình trung tâm tài chính, cùng với điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030 đã được phê duyệt, thị trường bất động sản Đà Nẵng có nhiều lực đẩy với những chuyển biến sôi động. Một số dự án đã được khởi động để chuẩn bị ra mắt thị trường, trong đó Aria Da Nang, BW Signature Collection By Best Western với dòng sản phẩm Condosuite mới lạ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư.